Bài Viết Liên Quan
Với đầu óc tính toán đầu tư ngay từ nhỏ, Warren Buffett về sau đã trở thành một người đầu tư cổ phiếu thành công nhất. Những việc Buffett làm được từ khi còn nhỏ ấy, đã khiến tôi và bạn phải cùng nhau suy nghĩ. Liệu, con chúng ta khi lên 5 – 6 tuổi, sẽ có thể làm được gì? Đến năm 8, 9 tuổi sẽ biết làm gì nữa? Chắc chắn, bạn sẽ trả lời rằng: con tôi chỉ biết “Đi học”. Vấn đề chính nằm ở chỗ này, vì cách giáo dục con cái của chúng ta không hề giống nhau, hơn nữa, quan niệm truyền thống về tiền bạc của mỗi người lại vô cùng hẹp, thậm chí là mơ hồ, cho nên, cha mẹ đã có những quan niệm sai lầm trong việc giáo dục tiền bạc cho trẻ. Đại đa số cha mẹ đều cho rằng: “Việc trẻ ham mê tiền bạc là một điều đáng sợ”. Điều này thật là mâu thuẫn! Chúng ta vất vả kiếm tiền cho con cái học hành đàng hoàng, cũng là mong con có một tương lai tốt đẹp. Chẳng lẽ tương lai tốt đẹp lại không cần đến tiền sao?
Giáo dục trong trường học chủ yếu là dạy cho trẻ những kiến thức cơ bản. Nhưng nếu muốn trẻ phát triển toàn diện, không thể thiếu sự giáo dục của gia đình. Người cha chính là trụ cột trong gia đình, cũng là người có nhiều kiến thức về của cải, vì vậy, khi bồi dưỡng những kiến thức tiền bạc cho trẻ, người cha đóng vai trò quan trọng nhất.
Mục lục cuốn sách Cuộc Đời Trẻ: 99% Phụ Thuộc Vào Bố:
Lời nói đầu: Vì sao “Tốt nghiệp” gắn liền với “thất nghiệp” ?
Phần 1: Của cải không phải là đống rác
Phần 2: Cách thức kiếm tiền
Phần 3: Dùng tiền đẻ ra tiền
Phần 4: “Kỹ năng tài chính” cần được bồi dưỡng từ nhỏ