Bài Viết Liên Quan
Cuốn sách “Dạy con kiểu Pháp” của tác giả Pamela druckerman vớí tên gọi “French children don’t throw food” –Trẻ em Pháp không ném thức ăn, đã tạo ra một “cơn sốt” thực sự trong việc nuôi dạy con cái ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Riêng tại Việt Nam nó cũng là một chủ đề làm “dậy sóng” các diễn đàn cha mẹ tại Việt Nam. Và nó là một cuốn sách đứng vị trí bán chạy số 1 trên Sunday Times. Quả thật đúng như vậy hãy đi từ thực tế của mỗi gia đình đang trải qua về việc nuôi con vất vả như thế nào ở các nước, và nhìn qua nước Pháp thì việc nuôi con lại là một vấn đề rất dễ dàng? Tại sao vậy, hãy xem tác giả cuốn sách quan sát những gì đang diễn ra:
Bà Pamela druckerman, tác giả cuốn sách là một người mẹ Mĩ, đã rất ngạc nhiên khi quan sát những đứa trẻ Pháp ăn ngồi ngoan ngoãn trên ghế, đợi thức ăn, chúng ăn cá thậm chí ăn cả rau. Không có tiếng la hét hay khóc lèo nhèo. Tất cả mọi người đều thưởng thức món ăn của mình. Và cũng không có mảnh vụn nào vương vãi xung quanh bàn của họ. Và đây cũng chính là khởi điểm cho cuộc hành trình của bà tìm hiểu về cách bố mẹ Pháp nuôi nấng các thiên thần của họ. Bố mẹ người Pháp yêu thương con nhưng không khiến con phụ thuộc, khuyến khích con nhưng đồng thời cũng trang bị cho con khả năng thích nghi tốt với những điều không hay của cuộc sống, để giúp con phát triển mạnh mẽ và vững vàng hơn mỗi ngày. Chính nhờ vào những chia sẻ thú vị, hữu ích của tác giả mà “Dạy con kiểu Pháp” đã trở thành một trong những trải nghiệm thiết thực và hiệu quả nhất dành cho tất cả những ông bố, bà mẹ đang và sẽ có con.
Hãy xem kết quả của 1 người mẹ Việt Nam đã áp dụng cuốn sách này chia sẻ:
Mẹ bé Susu, đã thành công trong việc dạy con kiểu Pháp, chia sẻ:
Em đã áp dụng nuôi con theo kiểu mẹ Pháp và hiện giờ rất thành công. Không biết là do phương pháp hay do em cũng may mắn nữa. Bé nhà em lúc trong tháng thì ở cùng ông bà nội, cháu khóc cái là cả nhà lao ra bế, dỗ dành nên lúc nào cũng phải được ôm mới chịu ngủ. Nuôi con đầu lòng nên em chả có tí kinh nghiệm gì, nuôi vậy mình chả được ngủ, tóc bạc phơ. Ác mộng. Ngoài tháng em đưa cháu vào Sài Gòn. Có 1 mình chăm con (chồng đi làm cả ngày) nên em thấy như vậy cực quá cũng lên mạng tìm hiểu. 2 vợ chồng thống nhất áp dụng nuôi kiểu Pháp và hiệu quả không thể ngờ được. Nói chung cũng phải dũng cảm để con khóc mất vài ngày đến 1 tuần nhưng sau đó thì con rất ngoan, tự lập. Bây giờ con ngủ ngoan, chơi ngoan, chẳng bắt mẹ bế. Buổi tối ngủ 1 giấc từ 9h đến 6h sáng. Có hôm dậy mà bố mẹ vẫn khò khò con cũng chẳng quấy khóc, tự nằm chơi. Lúc nào bố mẹ lại thì cười rất tươi.
Nhiều người nói là để con khóc vậy con sẽ bị chai lì cảm xúc nhưng Susu nhà mình thì ngoan và tình cảm lắm, chỉ cần mẹ lại gần, mẹ cười, mẹ thơm là nhìn cái mặt… phê thấy ghét. Bé đã được hơn 5 tháng rồi, ăn ngoan, ngủ ngoan, nhanh nhẹn, tình cảm, tự lập… Nói chung ai cũng khen em nuôi giỏi nhưng thực ra em thấy mình may mắn.
Thời khóa biểu của bé SuSu:
- 6h sáng con dậy, mẹ cười, nói chuyện với con, matxa cho con 1 chút (Con nằm riêng ở nôi) rồi chuẩn bị nước ấm lau người cho con, sau đó cho con uống sữa
- Khoảng 8-9h cho con bú 1 cữ nữa (hoặc có thể cho con ăn dặm ít bột, tùy “yêu cầu” của con) –>con ngủ khoảng 2 giờ. Lúc con ngủ mẹ tranh thủ nấu ăn.
- Khoảng 10-11h con dậy, cho bú rồi chơi đùa, nói chuyện cùng con
- 12h đặt con vào võng, con không mún ngủ cũng hát ru, đưa võng 1 lúc là con cũng ngủ. Nghe nói giấc ngủ trưa quan trọng nên mẹ cũng mún con ngủ vào giờ này.
- 2h, con vẫn đang ngủ, nhẹ nhàng bế con dậy cho ăn. (bé nhà mình khi ngủ ăn rất giỏi nên thường phải tranh thủ, dù biết cũng không được tốt lắm)
- 3h chiều, con dậy hoặc nhẹ nhàng đánh thức con dậy, tắm và chơi đùa với con. Sau đó thì đặt con lên xe ăn bột, mình đi giặt đồ, nấu ăn, tắm… làm tất cả các việc đều kéo xe cho con ở gần mình. Vừa làm vừa quay qua nói chuyện với con, giai thích cho con những việc mẹ làm 1 cách thật ngắn gọn. Con thích lắm, cứ ngồi cười suốt thôi.
- 4-5h cho con bú 1 cữ nữa, đưa con đi dạo công viên
- 8-9h bú 1 cữ nữa và đặt con vào nôi, chúc con ngủ ngon, tắt điện, thế là con khò khò 1 giấc đến 6 sáng.