Bài Viết Liên Quan
Nguồn gốc người Việt để chỉ nguồn gốc của các dân tộc sống ở Việt Nam. Hiện nay chỉ mới được xác định được nguồn gốc của một số dân tộc thiểu số mới hình thành hoặc di cư đến từ thời kỳ có sử như H’Mông, Sán Dìu… Đối với nhiều dân tộc, đặc biệt là người Kinh, thì còn ở mức giả thuyết. Các giả thuyết nguồn gốc các dân tộc tại Việt Nam được chia ra hai phái:
Giả thuyết bản địa cho rằng các dân tộc tại Việt Nam vốn là chủ nhân của các nền văn hóa thời kỳ đồ đá tại Việt Nam từ 7-20 Ka BP (Kilo annum before present, ngàn năm trước)
Giả thuyết thiên di cho rằng các dân tộc tại Việt Nam bắt nguồn từ Tây Tạng hoặc Hoa Nam, di cư đến vào thời kỳ đồ đá muộn.
Với hơn hai trăm biểu đối chiếu sơ về ngôn ngữ Việt-Mã và nhiều khám phá mới lạ về thượng cổ 5000 năm của dân tộc Việt Nam. Không có nền văn hóa nào nên tự thẹn, cũng không có nền văn hóa nào được phép khinh bỉ các nền văn hóa khác. Cũng như các sinh vật, các nhóm dân tộc đã trải qua nhiều giai đoạn tiến triển y hệt như nhau.
Đôi khi chỉ nhờ những nguyên nhơn địa phương và ngẫu nhiên nó giúp vài dân tộc trội hẳn các dân tộc khác. Nhưng luôn luôn, ở tỷ độ lịch sử, những thành tích ấy, lớn hay nhỏ, dài hay ngắn hạn, không bao giờ ổn cố, và những nền văn minh tàn lụn, không còn làm sao mà đếm cho xiết nữa. Vậy, người ta đi đến cái quan niệm là có một sự đồng đẳng căn bản nào ban đầu, chung cho cả nhân loại, đó là cái thực thể hạ tầng của những chênh lệch phụ thuộc khác. Ở đây, cũng như ở các vấn đề khác, tự ty hoặc tự tôn mặc cảm đều không chính đáng.
Nội dung cuốn sách Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam:
Bình-nguyên Lộc – cuộc đời và văn nghiệp
Lời giới thiệu của P. Huard. Ngữ vựng
Chương I. Ba cuộc sa lầy, Tinh thần khoa học và ba chứng tích chủ lực
Chương II. Những sai lầm căn bản của quý ông H. Maspéro, L. Aurousseau, Nguyễn Phương, Kim Định và Trần Kinh Hoà
A. Sự thật về các chủng Mông Gô Lích
B. Ta không phải là Tàu, không hề có di cư ồ ạt
C. Bất tương đồng Hoa Việt
D. Nước Tây Âu mơ hồ và Tượng Quận bí mật
Chương III. Cổ Thục, Tây Âu và chi Thái
Chương IV. Mã Lai chủng
Chương V. Dấu vết Mã Lai trong xã hội Việt Nam ngày nay
A. Trống đồng
B. Kiến trúc
C. Cái đình
Đ. Đối chiếu chỉ số sọ
E. Ngôn ngữ tỷ hiệu
Chương VI. Chủng Cực Nam Mông Gô lích của dân ta
Chương VII. Về cái họ của Trung Hoa và Việt Nam
Chương VIII. Thượng Việt, người Mường và Tô-tem Lạc Việt
Chương IX. Sông Bộc – Nhau rún thứ nhì của tổ tiên ta
Chương X. Làng Cườm sống dậy
Chương XI. Phụ lục và kết luận
CLICK LINK DOWNLOAD EBOOK TẠI ĐÂY.