Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn

Cuốn sách “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” của tác giả Ibuka Masaru là một trong những tác phẩm nổi tiếng về nuôi dạy trẻ được cha mẹ Nhật yêu thích nhất, cuốn sách bàn về phương pháp giáo dục trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi của tác giả Ibuka Masaru, người sáng lập tập đoàn Sony đồng thời là một nhà nghiên cứu giáo dục.

 

cho den mau giao thi da muon 625ad662ede6c

Dựa trên những nghiên cứu về sinh lý học của não bộ và di truyền học,
ông đã khẳng định sự phát triển về trí tuệ và năng lực của trẻ được
quyết định trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi, giai đoạn này là “thời kỳ
thích hợp” để “nuôi dạy một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn, vui vẻ, có trí
tuệ thông minh và khỏe mạnh”.

Nghe thì có vẻ không hợp lý cho lắm, bởi chúng ta, đặc biệt là các
bậc cha mẹ Việt thường quan niệm rằng một đứa trẻ ở độ tuổi này vẫn chưa
đủ nhận thức để có thể hiểu những gì chúng ta nói, huống hồ gì là giáo
dục. Nhưng bằng những chứng cứ khoa học trong suốt nhiều năm nghiên cứu
của mình, ông Ibuka đã chỉ ra rằng chính sự chưa trưởng thành khiến trẻ
em sơ sinh có khả năng vô tận. Hãy so sánh trẻ em với những loài động
vật khác trong thế giới tự nhiên. Khi chúng được sinh ra, chúng đã có
những bản năng cơ bản như có thể tự đi lại, có thể tự bơi sau một vài
giờ đồng hồ. Nhưng con của chúng ta lại không biết gì ngoài việc khóc và
bú.

Chúng như những tờ giấy trắng mà các bậc cha mẹ có thể viết gì lên đó
cũng được. Ngoài ra, bộ não con người gồm có khoảng 14 tỉ tế bào não và
chúng sẽ được liên kết với nhau để xử lý toàn bộ nhận thức thông tin.
Tiếp nhận các kích thích bên ngoài càng nhiều bao nhiêu thì các liên kết
hình thành càng nhiều bấy nhiêu. Ấy vậy mà, đến khoảng 3 tuổi trẻ đã
hoàn thành 70 – 80% các liên và có trọng lượng não bằng 80% não người
lớn. Nếu xem bộ não như một CPU của máy tính thì giai đoạn 0 đến 3 tuổi
là thời gian để hoàn thành ổ cứng và từ 4 tuổi trở đi là thời gian để
update các phần mềm. Như vậy, tính cách, khả năng tư duy, liên kết sự
việc và sáng tạo của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào sự giáo dục trong giai
đoạn sơ sinh thay vì phải chờ trẻ trưởng thành.


Các luận điểm chứng minh trong Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn dành cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi:

1. Tác giả Ibuka đã chứng minh rằng, giỏi và dốt không phải do bẩm sinh.

Những nghiên cứu mới nhất về sinh lý học của não bộ và di truyền học gần đây đã có những tiến bộ vượt bậc và nó giúp làm sáng tỏ rằng tính cách và năng lực của con người thực chất được hình thành chủ yếu ở giai đoạn từ 0-3 tuổi. Có nghĩa là khi sinh ra con người hầu như giống nhau, tùy theo môi trường giáo dục sau đó mà trẻ trở thành thiên tài hay người bình thường.

 

2. Đứa trẻ nào cũng sẽ phát triển tài năng khi được giáo dục từ 0 tuổi.

Sự thành công của “Phương pháp Suzuki” sau 30 năm thực hiện từ 1940 trong việc dạy trẻ em tuổi ấu thơ học violin đã giúp ông nghiên cứu thành công và kết luận rằng, phương pháp giáo dục trẻ tuổi ấu thơ không chỉ dành cho violin mà còn có thể áp dụng cho tất cả các môn học.

 

3. Giáo dục trẻ tuổi ấu thơ không phải nhằm tạo ra thiên tài.

Theo ông giáo dục trẻ tuổi ấu thơ chỉ có một mục đích duy nhất là “Để nuôi dạy một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn, vui vẻ, có trí tuệ thông minh và khỏe mạnh”. Triết lý giáo dục trẻ tuổi thơ ấu của ông là “Đừng để những đứa trẻ trở thành những loài cây hoang dại, và đừng để tạo ra những đứa trẻ bất hạnh như câu chuyện về hai cô bé người sói “Amala và Kamala”.

 

4. Chính vì chưa trưởng thành nên trẻ sơ sinh có những khả năng vô hạn.

Trí não của trẻ sơ sinh như một trang giấy trắng, để tạo ra tính cách tốt và trí tuệ thông minh cho trẻ, cha mẹ phải không ngừng kích thích ở chính giai đoạn mà não của trẻ đang có khả năng vô hạn này, như việc chúng ta vẽ trên trang giấy trắng ấy, còn nếu cha mẹ chẳng làm gì, cứ để mặc trẻ lớn lên thì khả năng vô hạn của trẻ cũng sẽ mãi không bao giờ phát triển được.

 

5. Sự liên kết của tế bào não được quyết định trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi.

Khi mới sinh ra tế bào não là những cá thể đứng riêng rẽ và không hề có hoạt động, cùng với những hiểu biết được tích lũy theo thời gian, những mối liên kết giống như cầu nối giữa các tế bào não sẽ xuất hiện và tang dần. Nếu trước 3 tuổi, bộ não không được rèn luyện để tăng các kết nối, thì sau 3 tuổi dù có rèn luyện cũng không thay đổi được nhiều.

 

6. Giáo dục ngày nay của chúng ta đang nhầm lẫn giữa “Giai đoạn nuôi dạy nghiêm khắc” với “Giai đoạn để trẻ tự do”.

Theo ông những nhà giáo dục bảo thủ cho rằng không nên áp dụng bất kì phương pháp giáo dục nào cho trẻ ở tuổi ấu thơ theo “Chủ nghĩa nuôi dạy trẻ tự nhiên” là có tội với trẻ. Tuy nhiên những bà mẹ nhiệt tâm thái quá với giáo dục con cái thường được gọi là “mẹ Hổ” cũng cần phải thận trọng với phương pháp của mình.

 

7. Đánh giá của người lớn về “dễ” và “khó” không áp dụng được với trẻ con.

Với trẻ con, chúng chưa hề có ý niệm khó hay dễ, yêu hay ghét. Vì đối với chúng, trong lần tiếp xúc đầu tiên, tiếng Anh, tiếng Nhật hay tiếng Việt; nhạc cổ điển, nhạc jazz, hay dân ca đều có ý nghĩa như nhau.

 

8. Trẻ sơ sinh có năng lực tuyệt vời gọi là “nhận thức nguyên mảng”.

Chỉ vài tháng tuổi, trẻ đã nhớ được khuôn mặt mẹ. Người lạ bế thì khóc, nhưng nín ngay và còn tươi cười khi trở lại vòng tay của mẹ.

 

9. Trẻ 3 tháng tuổi có thể cảm nhận được nhạc của Bach (nhạc Baroque),

Trẻ 2 đến 3 tuổi yêu thích nhất bản Giao hưởng số 5 của Beethoven có tên là “Định mệnh”. Khả năng cảm thụ âm nhạc của của trẻ ở giai đoạn ấu thơ là rất tuyệt vời.

 

10. Trẻ 6 tháng tuổi đã có thể bơi.

Trẻ sơ sinh có thể giữ cân bằng trong nước tốt hơn trong không khí, ban đầu chúng dùng hai tay làm điểm tựa đỡ cơ thể, khi đã quen thì trẻ có thể tự nổi. Khi chìm trong nước trẻ tự biết nhắm mắt, nín thở và lại tự nổi lên.

 

11. Trẻ có thể tiếp thu kiến thức trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi.

Ông Nagata Masuo đã dạy cho con trai khi 2,5 tuổi, con gái 3 tháng tuổi, kết quả là hai anh em đều biết 5 thứ tiếng Anh, Tây Ban Nha, Ý, Pháp và Đức.

 

12. Chỉ có trẻ nhỏ mới có khả năng tiếp thu bất cứ thứ gì mà chúng có hứng thú.

Toàn bộ những gì được kích thích vào não bộ của trẻ sẽ được tự động lưu lại. Điều quan trong nhất không phải là dạy trẻ những gì mà làm cho trẻ hứng thú và say mê với cái gì. Quá trình này giúp trẻ nuôi dưỡng sự đam mê, sáng tạo và ham muốn học tập, là những yếu tố đóng góp để hình thành tính cách và khả năng làm việc trí óc sau này của trẻ.

 

13. Thời kỳ thơ ấu, nếu trẻ không được dạy cái gì thì sẽ mãi mãi không biết cái đó.

Trẻ từ 0-3 tuổi có khả năng nhận thức nguyên mảng, nên ngôn ngữ nào trẻ được tiếp xúc ở thời kỳ này cũng sẽ được lưu lại trong não. Đây cũng là giai đoạn hình thành mạng liên kết giữa các tế bào trong não, nên tiếng mẹ đẻ hay bất kỳ ngôn ngữ nào cũng đều được hình thành trong não trẻ. Vì vậy trẻ không được giáo dục ở giai đoạn này thì sẽ trở nên muộn, điều này không chỉ đúng với ngôn ngữ mà còn đúng với tất cả các lĩnh vực khác.

CLICK LINK ĐỂ TẢI SÁCH PDF TẠI ĐÂY.

mua sách giấy ủng hộ tác giả

Tài liệu tham khảo