Bài Viết Liên Quan
Cuốn sách “Người Đức Dạy Con Học Các Quy Tắc” của tác giả Annette Kast-Zahn giúp các bà mẹ có một phương pháp dạy con hiệu quả ở các độ tuổi khác nhau của trẻ. Người Đức quan niệm “Nghiêm khắc tốt hơn cưng chiều“, “Chịu khổ tốt hơn sung sướng“. Tại sao lại vậy?
Bởi thực sự người Đức vốn nổi tiếng nghiêm túc, cẩn thận, rất nhiều sản phẩm công nghiệp tinh xảo chất lượng cao đều đến từ nước Đức. Quốc gia này phát triển mạnh mẽ như vậy có liên quan mật thiết đến cách giáo dục con cái của các bậc phụ huynh. Đối với người Đức, nghiêm khắc tốt hơn cưng chiều, giáo dục thực hành tốt hơn là chỉ dạy bằng lời nói.
Hãy xem người Đức xử lý các tình huống như thế nào:
Làm sao khi trẻ quên trước quên sau?
Ba “không” của người mẹ Đức: Không nhắc nhở, không giúp đỡ, không kiểm soát.
Trẻ tiêu tiền như nước
Tặng
trẻ một món quà là sổ ghi nợ. Tiêu nhiều tiền thì sẽ khấu trừ lại. Dạy
trẻ biết rằng mỗi đồng tiền trẻ tiêu đều là của cha mẹ.
Làm sao khi con không ngoan ngoãn ăn cơm?
Cách giáo dục của người mẹ Đức: Không ăn cơm, phải chịu đói!
Làm sao khi trẻ giành đồ chơi?
Ai
đến trước thì người đó được, nếu không thì không được chơi. Dạy cho con
biết rằng xã hội không có sự công bằng tuyệt đối, chỉ có quy tắc và
trật tự.
Trẻ không chịu ngủ
Quy định thời gian, tuyệt đối không thương lượng. Cha mẹ phá vỡ quy tắc thì con sẽ xem nhẹ quy tắc.
Con biết yêu rồi, phải làm sao đây?
Mẹ Đức tôn trọng tình cảm của con, bởi vì học cách yêu và được yêu là một khả năng đáng quý.
10 điểm cốt lõi trong giáo dục con của người Đức:
- Đừng giúp đỡ con quá nhiều, hãy để con tự làm.
- Trẻ có 10 khuyết điểm, cha mẹ phải chịu trách nhiệm 5/10.
- Giáo dục con, cha mẹ phải lấy mình làm gương.
- Nói với trẻ rằng: Khi té ngã, hãy tự mình đứng dậy.
- Đừng gieo hạt giống bạo lực trong lòng trẻ.
- Học cách tranh luận là bước đầu tiên để trưởng thành.
- Học cách yêu và được yêu là một khả năng cần được quý trọng.
- Để trẻ trưởng thành từ những va chạm chứ đừng lớn lên trong sự bảo học.
- Đừng dùng kinh nghiệm của mình để áp đặt cảm nhận của con.
- Dạy con rằng xã hội không có sự công bằng tuyệt đối, chỉ có quy tắc và trật tự.
Chúng ta cùng điểm danh 62 quy tắc dạy con ưu việt của người Đức:
Khả năng quan trọng hơn thành tích! Hãy để trẻ trở thành một cá thể độc lập, hoàn chỉnh.
Trẻ
không phải là tài sản sở hữu của cha mẹ, càng không phải là người tiếp
nối ước mơ của cha mẹ. Muốn dạy con tốt, đầu tiên hãy xem con là một cá
thể độc lập, một con người hoàn chỉnh.
Quy tắc 1: Trẻ giống như hoa, như cây, cần được che chở và rèn luyện. Kiến thức và khả năng sống đều là học tập.
Quy tắc 2: Không
chỉ phải học tốt mà còn phải có năng lực, thú cưng là người thầy tốt
nhất, có thể dạy con yêu thương mỗi sinh mạng, đối xử với động vật bằng
tình yêu thương, đây cũng là một cách học.
Quy tắc 3:
Từ nhỏ có thể chơi đùa cùng động vật, khi lớn lên sẽ có thể sống cùng
người khác, có một trái tim dịu dàng, quan tâm những người yếu thế, sự
lương thiện còn quý giá hơn cả vàng. Biết chăm sóc những sinh linh yếu
hơn mình.
Quy tắc 4:
Viết nên những cái kết khác nhau cho những câu chuyện, xây dựng khả
năng tư duy logic, động não để có thể khắc phục được khó khăn, giải
quyết vấn đề.
Quy tắc 5: Học lễ nghi từ bàn ăn, xây dựng lễ nghĩa cho con ở bất cứ nơi đâu.
Quy tắc 6: Buông tay là bài học độc lập đầu tiên. Tự mình có thể làm được thì không được để người khác giúp.
Quy tắc 7: Đừng giúp con làm mà hãy để trẻ tự làm.
Quy tắc 8:
Bảo vệ môi trường không chỉ là nói miệng. Hãy thực hiện từ cuộc sống
hằng ngày, để trẻ biết yêu thương bảo vệ môi trường ngay từ khi còn nhỏ.
Quy tắc 9: Tin tưởng cảm nhận và khả năng phán đoán của con, đừng dùng kinh nghiệm của mình để mặc định cảm nhận của trẻ.
Giáo dục con bằng hành động quan trọng hơn lời nói
Về
việc dạy con, có một câu nói rất hay rằng: Thay vì la hét khô cổ, chi
bằng làm mẫu. Cha mẹ phải tự làm được những gì mà mình yêu cầu con làm,
nếu không thì không có quyền yêu cầu con làm.
Quy tắc 10:
Dù giàu có đến mức nào cũng phải tránh lãng phí không cần thiết, hãy
xây dựng nhân cách thông qua việc giáo dục con rằng những khoản tiền chi
tiêu không cần thiết chính là lãng phí, dù là vài đồng cũng là lãng
phí.
Quy tắc 11: Đọc sách chính là cơ sở hình thành nhân cách độc lập của con.
Quy tắc 12: Té
ngã thì tự mình đứng dậy! Bước đầu tiên của việc chịu trách nhiệm đó là
hãy nói với trẻ rằng: Đây là trách nhiệm của con! Khi trẻ gây rắc rối
thì phải tự mình chịu trách nhiệm.
Quy tắc 13:
Lấy mình làm gương: Tuân thủ quy tắc, việc qua đường vượt đèn đỏ là
việc nhỏ ư? Việc dù nhỏ cũng đều phải làm gương. Cha mẹ làm đúng thì con
sẽ bước đi đúng đắn.
Quy tắc 14:
Mẹ Đức dạy con đúng giờ rằng dù trễ một phút hay một giây thì cũng là
trễ. Trễ một phút cũng phải xin lỗi con. Vì con trẻ, cha mẹ phải học
cách đúng giờ.
Quy tắc 15: Nói được làm được! Hãy giữ chữ tín với con chứ đừng nói cho xong. Cha mẹ giữ lời thì con mới biết giữ chữ tín.
Quy tắc 16: Thường xuyên đến thư viện – Đọc sách là cách giáo dục lãng mạn nhất, đây là cánh cửa rộng mở đến với tri thức của con.
Quy tắc 17:
Mở những bản nhạc hay trong nhà là cách tốt nhất để con yêu thích âm
nhạc, dạy âm nhạc cho con từ trong tiềm thức, cha mẹ vừa vui, con cũng
sẽ thích.
Quy tắc 18: Không khí gia đình hòa thuận thì mới có thể dạy được con có tính cách ôn hòa, đừng gieo mầm mống bạo lực trong lòng trẻ.
Sự tôn trọng quan trọng hơn quyền uy. Không chê bai, không nuông chiều, hãy để trẻ lớn lên tự nhiên.
Mong
con tài giỏi chính là ước nguyện chung của mọi bậc phụ huynh. Thế
nhưng, có rất nhiều người áp đặt suy nghĩ của bản thân lên con trẻ, dạy
con không đúng nơi đúng chỗ, hoàn toàn không quan tâm đến lòng tự tôn
của con có bị tổn thương hay không.
Quy tắc 19: Tình yêu vô bờ. Yêu con thì hãy nói cho con biết.
Quy tắc 20:
Bao dung con. Dạy bảo lớn tiếng, thiếu kiên nhẫn sẽ chỉ khiến con chịu
nhiều áp lực, hãy xem con là một cá thể độc lập để đối xử công bằng, tôn
trọng con.
Quy tắc 21: Đừng can thiệp, cổ vũ con thật nhiều, để con tự học tập.
Quy tắc 22:
Dù con phạm lỗi thì cũng không thể tùy tiện răn dạy và quở mắng, con
cũng có sự tự tôn, không phải là con “không nên hồn” mà là do cách giáo
dục có vấn đề.
Quy tắc 23: Cổ vũ con tranh luận với người lớn.
Quy tắc 24: Tôn trọng quyền phát ngôn của con, hiểu ý kiến của con, khi trẻ nói chuyện, hãy cúi người xuống, nhìn thẳng vào mắt con.
Quy tắc 25: Điều mà cha mẹ cần cho con là tình yêu thương chứ không phải là tổn thương, yêu và được yêu là khả năng đáng quý nhất.
Quy tắc 26: Tôn trọng tình cảm của con.
Quy tắc 27: Sự giáo dục thiếu hình phạt là sự giáo dục không hoàn chỉnh.
Chịu khổ tốt hơn là được sung sướng. Những khó khăn ở mức vừa phải là sự rèn luyện tốt nhất đối với con.
So
với trẻ em ở các quốc gia khác, trẻ em Đức có khả năng chống chọi với
những khó khăn, trắc trở rất mạnh. Các bậc cha mẹ người Đức đã làm gì để
dạy con khả năng chống chọi với khó khăn? Tạo nên khó khăn là một trong
những bí quyết của họ, cho con tham gia một số những hoạt động huấn
luyện gần như khắc nghiệt. Có lẽ bạn cảm thấy như vậy là rất ‘tàn nhẫn’,
nhưng họ lại cho rằng đây là yêu con. Bởi vì, nếu yêu con thì phải làm
cho con biết kiên cường.
Quy tắc 28:
Hãy cho con lớn lên trong sự va chạm chứ không phải trong vòng tay bảo
bọc. Hãy luyện cho con sự dũng cảm và gan dạ thì mới bảo vệ được con.
Quy tắc 29:
Không để con làm việc nhà là làm hại con chứ không phải là yêu con. Hãy
để trẻ hiểu rằng trên đời này không có việc gì “không làm mà được
hưởng” cả.
Quy tắc 30: Hãy cho con hiểu được mặt tối của xã hội để học cách tự bảo vệ mình.
Quy tắc 31: Giáo dục con: Nếu không chịu ăn thì chịu đói.
Quy tắc 32: Làm lễ trưởng thành cho con: Nếm trải việc một mình bước đi.
Quy tắc 33:
Trẻ có 10 khuyết điểm, cha mẹ phải chịu trách nhiệm 5/10, hãy khẳng
định ưu điểm của con, nhưng cũng đừng quên xem xét lại các khuyết điểm.
Quy tắc 34: Hãy để con chịu khổ một chút thì sau khi lớn lên mới không khổ.
Quy tắc 35: Ít quần áo có thể giữ ấm, nhiều quần áo là gánh nặng.
Quy tắc quan trọng hơn nuông
chiều. Khoan dung chứ không dung túng, thiết lập quy tắc là cách giáo
dục hiệu quả hơn chỉ nói miệng.
Làm
thế nào mới có thể dạy con một cách có hiệu quả? Rất nhiều bậc cha mẹ
không ngừng dạy dỗ bằng lời nói, thế nhưng những bậc phụ huynh thông
minh người Đức sẽ lập ra quy củ cho con, xây dựng cho con ý thức phép
tắc ngay từ khi còn nhỏ. Họ thương lượng với con để đưa ra một số các
quy tắc cũng như yêu cầu con tuân thủ.
Quy tắc 36: Đặt ra quy tắc thì phải kiên trì đến cùng để trẻ làm theo những gì đã thỏa thuận mới là quan trọng nhất.
Quy tắc 37: Những gì con có thể tự làm thì cha mẹ đừng giúp.
Quy tắc 38:
Lời nói của cha mẹ phải đi đôi với việc làm thì trẻ mới tuân thủ quy
tắc. Đối với trẻ, có hai quy tắc: giao hẹn ba điều trước khi làm gì đó,
sau đó không được thỏa hiệp.
Quy tắc 39: Xây dựng khái niệm “được và không được”, “có thể và không thể”.
Quy tắc 40: Xã hội không có sự công bằng tuyệt đối, chỉ có quy tắc và trật tự.
Quy tắc 41: Cha mẹ phá vỡ quy tắc thì con cái sẽ xem nhẹ quy tắc.
Quy tắc 42: Lễ phép không phải tự nhiên có được mà là do huấn luyện.
Thả lỏng sẽ tốt hơn là kèm cặp
Trong
mắt cha mẹ, mỗi đứa trẻ đều là một hạt giống và phải trở thành cái cây
lớn. Mà trong quá trình cây lớn lên, “người làm vườn” nhất định phải nỗ
lực rất nhiều, ví dụ như xây dựng khả năng tự lập, thói quen và tính
cách tốt của con, cổ vũ con, dạy cho con tinh thần tự chủ và chủ động
nắm bắt v.v…
Quy tắc 43: Dạy con độc lập thì đừng “không nỡ”.
Quy tắc 44: Xây dựng thói quen tốt để có tính cách tốt là phải làm từ khi còn nhỏ và từ những việc nhỏ nhất.
Quy tắc 45:
Hãy dạy cho con biết rằng đừng tính toán chi li, đừng để tâm vào những
chuyện vặt vãnh. Dạy con biết tha thứ, khoan dung với người khác. Rốt
cuộc ai đúng ai sai đây? “Tha thứ” chính là câu trả lời.
Quy tắc 46: 10 phần là tiến bộ, 1 phần cũng là tiến bộ. Con không ngốc, chỉ là chưa biết mà thôi.
Quy tắc 47: Cổ vũ và khẳng định con là những yếu tố cần thiết để con trưởng thành, xây dựng ý thức tự lập, hãy dạy con làm chủ chính mình.
Quy tắc 48:
Nếu con lớn tiếng nói “không” thì cha mẹ nên vui vì điều đó, cổ vũ con
dám nói ra suy nghĩ của mình, dũng cảm từ tối yêu cầu của người lớn.
Quy tắc 49:
Đừng đánh đồng sự khiêm tốn với việc thể hiện bản thân, hãy để trẻ học
cách thể hiện bản thân, truyền đạt sự nhiệt huyết, dạy con dám đứng ra,
dám hát lên, dám lên tiếng.
Tự do quan trọng hơn hạn chế. Hãy cho trẻ không gian độc lập thì sự phát triển mới không bị hạn chế.
Trong
mắt các bậc cha mẹ người Đức, mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập. Các
con không phụ thuộc và cũng không dựa vào cha mẹ. Các con có không gian
cũng như tư duy độc lập. Vì vậy, trẻ em Đức xem sự phát triển độc lập là
mục tiêu trưởng thành. Còn người làm cha mẹ chỉ cần cho trẻ không gian
tự do là được.
Quy tắc 50:
Thấy được đặc điểm của con mình cũng như những đứa trẻ khác. Đừng quên!
Mỗi đứa trẻ đều là “độc nhất”. So sánh ưu khuyết điểm của hai đứa trẻ
sẽ khiến con đánh mất chính mình.
Quy tắc 51:
Đừng so sánh ưu điểm của con mình với những trẻ khác, đánh giá thấp con
sẽ khiến trẻ mất đi sự tự tin. Đừng đánh giá thấp con, mà hãy cổ vũ con
học tập ưu điểm của người khác.
Quy tắc 52:
Tránh cách giáo dục cứng nhắc và so sánh của cha mẹ, hãy dạy con tùy
theo cá tính và năng khiếu của trẻ, những trẻ khác nhau cần có cách dạy
dỗ khác nhau.
Quy tắc 53:
Cho con không gian tự do, học cách chịu trách nhiệm với chính mình,
người lớn lén xem nhật ký của con chính là xâm phạm sự tự do của trẻ.
Gần gũi với thiên nhiên, hãy thả lỏng con, hãy biết nhìn xa trông rộng.
Quy tắc 54: Đừng quá bao bọc con.
Quy tắc 55:
Hãy suy nghĩ trước khi quyết định, sau khi quyết định thì phải chịu
trách nhiệm. Hãy cho trẻ tự mình quyết định, tự chịu trách nhiệm, để con
tự chủ nhằm xây dựng chủ kiến.
Tự kiểm soát tốt hơn là bị kiểm soát. Xây dựng khái niệm quản lý tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ, dạy cho con biết tiết kiệm tiền.
Người
Đức giàu có, nhưng tuyệt đối không xa xỉ, tiêu dùng trung bình một năm
của người Đức đều không cao, đây chủ yếu là nhờ ngay từ nhỏ cha mẹ Đức
đã dạy con biết quản lý tiền bạc. Dưới nền giáo dục này, trẻ em Đức từ
bé đã được xây dựng thói quen quản lý tiền bạc rất tốt, không tiêu tiền
tùy tiện, gửi tiền tiết kiệm ngân hàng, dù chơi trò chơi cũng rất biết
tiết kiệm.
Quy tắc 56: Thay vì cho nhiều tiền, dạy con học cách dùng tiền.
Quy tắc 57: Trải nhiệm bán lại đồ cũ để con học cách giao dịch, tổ chức những phiên chợ đồ cũ để các con trải nghiệm mua bán.
Quy tắc 58: Lãng phí khi chơi trò chơi thì trong cuộc sống cũng sẽ lãng phí. “Con có biết một cái tên lửa bao nhiêu tiền không?”. Chơi trò chơi cũng là một cơ hội để dạy con.
Quy tắc 59:
Có tài khoản của riêng mình, để dành tiền tiết kiệm riêng. Hãy mở cho
con một tài khoản ngân hàng riêng, từ nhỏ biết quản lý tiền bạc, so với
việc cho con tiền thì dạy con cách quản lý tài khoản sẽ tốt hơn.
Quy tắc 60: Để con biết rằng tiền mà con tiêu là của cha mẹ.
Quy tắc 61: Trước khi mua đồ phải suy nghĩ kỹ càng, tiêu hết tiền thì không được xin thêm.
Quy tắc 62: Hãy
đưa con đến ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm, biết được cảm giác tích
lũy, học cách kiểm soát ham muốn, cho con biết rằng tiêu bất cứ một đồng
xu nào cũng phải suy nghĩ kỹ càng, tiêu tiền tùy tiện là sự buông thả
ham muốn.