Dinh Dưỡng – Chìa Khóa Vàng Cho Sức Khỏe

Cuốn sách “Dinh Dưỡng – Chìa Khóa Vàng Cho Sức Khỏe của tác giả Lisa Hark, Darwin Deen gần như là một cuốn bách khoa về dinh dưỡng, nó cung cấp cho chúng ta những kiến
thức cơ bản nhất, đầy tính khoa học về các dưỡng chất trong thực phẩm.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết các chất dinh dưỡng – chất đạm
(protein), chất béo (lipid), chất đường (carbohydrate), chất xơ, và vi
chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất), dưỡng chất đa lượng và vi
lượng… ; cách cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng ấy, cách tính toán nhu
cầu năng lượng.
Thức ăn cung cấp dưỡng chất cho các hoạt động sống của chúng ta.

Khoảng 1/2 đến 2/3 số năng lượng từ thức ăn được dùng để duy trì các chức năng sống cơ bản (các hoạt động được thực hiện một cách vô thức như duy trì nhịp tim, hít thở, điều hòa thân nhiệt…). Số còn lại để thực hiện các hoạt động có ý thức, từ trạng thái vận động tại chỗ đến trạng thái vận động tích cực. Toàn bộ nhu cầu năng lượng sẽ được đáp ứng bằng thức ăn hoặc bằng năng lượng dự trữ của cơ thể.
Dù mục tiêu của bạn là giảm cân, tăng cường kiểm soát những vấn đề liên quan đến sức khỏe, hoặc chỉ đơn giản là duy trì một sức khỏe tốt để tận hưởng cuộc sống, thì mỗi người chúng ta vẫn cần ưu tiên quan tâm đến nền tảng cơ bản: nguồn thực phẩm tiếp nạp vào cơ thể. Bởi vì, dân gian đã có câu tổng kết không sai: “Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra”.

Chất béo – Bạn hay thù?

Thời hiện đại, chất đạm, chất đường và chất béo cùng muôn ngàn hệ lụy, trong đó có các căn bệnh đáng sợ như béo phì, tăng cholesterol, bệnh gout, nhiễm mỡ trong máu, tim mạch, suy thận… luôn là nỗi ám ảnh cả xã hội.

Thế nhưng, một trong những thành phần “đáng sợ” ấy – chất béo lại góp phần tạo thành màng tế bào và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E và K. Chất béo hình thành một lớp bảo vệ cho cơ thể, giúp duy trì thân nhiệt để cơ thể không bị ảnh hưởng khi nhiệt độ môi trường quá nóng hay quá lạnh. Đây cũng là nguồn năng lượng quan trọng của cơ thể.

Thế nên, đừng sợ chất béo, nếu bạn biết sử dụng đúng cách! Hãy xác định giới hạn cho phép của chất béo, phân biệt chất béo “tốt” và chất béo “xấu” trong một góc nhìn khoa học và tích cực nhất để vui sống hòa mình cùng tự nhiên.

CLICK LINK DOWNLOAD EBOOK TẠI ĐÂY

 

mua sách giấy ủng hộ tác giả

Tài liệu tham khảo