Cửa Hàng Dành Cho Những Kẻ Ngán Sống – Jean Teulé

Jean Teulé, một con người có nhiều tính cách và tài năng. Ông là người giới thiệu nhiều chương trình khác nhau trên truyền hình. Nhưng trên hết, ông vẫn thích viết. Thoạt đầu, ông cho xuất bản những cuốn tiểu thuyết như “Rainbow pour Rimbaud” (1991), tác phẩm này sau đó được dựng thành phim ngay. “L’oell de Pâques” (1992), “Ballade pour un père oublié” (1995), và “Bord cadre” (1999). Tiếp đến là cuốn “Darling” (1998), tác phẩm này cũng được dựng thành phim và được trình chiếu tại rạp vào tháng 11 năm 1997. Sau đó đến “Les Lois de la gravité” (2003), “Ô Verlain!” (1994), “Je, François Villon” (2006).

Cuốn “Cửa Hàng Dành Cho Những Kẻ Ngán Sống” xuất hiện năm 2007. Năm sau, 2008 ông lại trầm mình vào văn học và dâng hiến cho bạn đọc một cuốn tiểu thuyết dài và được bạn đọc chào đón rất nồng nhiệt “Chuyện tình của Bá tước Montespan”, một thiên tình sử thấm đẫm nước mắt nhưng không kém phần châm biếm mai mỉa một xã hội thượng lưu, quý tộc thối nát, đê tiện.

Quan sát sâu rộng, ngòi bút sắc bén, Jean Teulé luôn luôn lao vào tận hang cùng ngõ hẻm những ngóc ngách của tâm hồn con người, để chắt chiu, nâng niu từng dòng cảm xúc, để truyền tới bạn đọc những tâm tư, nỗi niềm sâu kín luôn ẩn chứa đằng sau những tòa biệt thư xa hoa, những khuôn mặt đẹp, những bộ quần áo óng ả…

***

Chúng ta hãy cùng nhau hình dung ra một cửa hàng, một doanh nghiệp gia đình đã thịnh vượng từ mười đời nay chuyên bán các loại dụng cụ tự sát. Họ ăn nên làm ra từ nỗi buồn và thất vọng của những người khác. Cho đến tận ngày họ gặp phải một kẻ thù cạnh tranh sinh tồn: đó là niềm vui được sống.

Cửa Hàng Dành Cho Những Kẻ Ngán Sống, tựa hồ như một lời quảng cáo “Bạn đã sống dở trong cuộc sống ư? Vậy với chúng tôi, bạn sẽ chết thành công!” Nhưng trong tác phẩm của mình Jean Teulé đã rất thành công. Chết và đặc biệt là tự sát, những câu nói và hành động này dường như là cấm kỵ trong xã hội chúng ta và không ai dám nhắc đến. Trong tác phẩm, điểm phán xét thường đặt ra rất sơ sài một cách cố ý… và nó ngay lập tức đã khiến chúng ta phá lên cười, đúng là chẳng có gì mang màu xanh hòa bình êm ả trong cửa hàng này cả, ngược lại là khác, nhưng chúng ta chỉ có thể bật cười trước những con số đánh dấu thứ tự các dụng cụ để có thể tự hủy hoại cuộc sống của mình, từ chiếc dây thừng bện bằng tay cho thật chắc đến món cốc-tai pha độc dược, rồi đến quả táo chứa chất cyanure hay trọn bộ kimono với thanh bảo kiếm dành cho một buổi hara-kiri truyền thống của Nhật Bản! Tất cả những phương tiện này được doanh nghiệp Tuvache gợi ý và cố vấn kiểu chết thật phù hợp cho mỗi khách hàng của mình. Họ thường thủ thỉ hỏi khách hàng có chuyện gì muộn phiền để đưa ra dụng cụ thích hợp… Một quy định vàng của cửa hàng: không bao giờ được chào “tạm biệt” với khách hàng mà phải nói “vĩnh biệt”.

Trong gia đình doanh nghiệp điển hình này có năm dạng nhân vật: cha mẹ, những nhà chuyên môn, kỹ thuật viên, thương gia. Đứa con đầu lòng, trầm cảm kinh niên nhưng cực kỳ “sáng tạo” trong vị trí được đảm nhiệm, đứa con gái, hình mẫu lý tưởng của tuổi vị thành niên có tâm hồn xáo trộn dễ xúc động, và cậu con út cuối cùng, một viên cát thực sự trong ngành thương mại ủ dột này: Cậu bé nhìn đâu cũng toàn thấy màu hồng, đó là một đứa trẻ lạc quan muôn thuở, chính nó sẽ không ngừng đưa hạt cát lạc quan của mình vào trong công việc bán buôn của cha mẹ để dần dần giúp họ khuynh gia bạn sản trong ngành này.

Cửa Hàng Dành Cho Những Kẻ Ngán Sống là một tiếng cười sảng khoái thực sự, giúp chúng ta quên đi những lo toan, những bấn loạn mỗi khi gặp trắc trở trong cuộc sống hàng ngày.

mua sách giấy ủng hộ tác giả

Tài liệu tham khảo